Đẻ giảm tải các nguy cơ nỗ tiềm ẩn xung quanh gia đình khi
sử dụng tủ lạnh, mỗi gia đình phải thường xuyên bảo trì và
Dưới đây là một số nguyên nhân gây gỗ mà các gia đình cần lưu ý.
Không nên tự ý nạp gas
Kỹ sư Lê Văn Quang, Trung tâm sửa chữa điện lạnh Hanel lưu ý người
tiêu dùng khi sử dụng tủ lạnh phải luôn kiểm tra nguồn điện. Nếu tủ lạnh
có mùi lạ là phải ngắt điện ngay và gọi thợ tới kiểm tra. Người sử dụng
cũng nên nhờ thợ hướng dẫn để có thể tự kiểm tra dàn nóng, lạnh của tủ
lạnh nhà mình, nhằm phát hiện kịp thời chỗ rò rỉ hay bị tắc nghẽn do
bụi. Với loại tủ đóng tuyết 3 – 5 tuần cần xả tuyết một lần. Các loại tủ
khác nên tận dụng khi làm vệ sinh mà ngắt điện cho tủ nghỉ.
PGS.TS Hoàng Dương Hùng cho rằng, nguy cơ phát nổ từ bình gas trong
tủ lạnh không phải là phổ biến, do nhà sản xuất đều tính đến độ an toàn
của tủ lạnh. Để phòng tránh “quả bom” tủ lạnh, tốt nhất không nên sử
dụng tủ lạnh quá cũ, từng bị bị hỏng hóc và nạp lại gas nhiều lần bởi
mức độ cũ, gỉ sét rất dễ gây gỉ ống dẫn gas, chập điện ở máy nén…
Nếu gia đình đang sử dụng tủ lạnh cũ, không nên đụng chạm vào các
thiết bị bên trong hay tự ý nạp gas mới. Nên mời thợ về nạp gas mới hoặc
hàn xì các bộ phận hỏng hóc, bởi nếu nạp gas, hàn xì không đúng kỹ
thuật rất có thể sẽ gây cặn trong đường ống, dẫn tới tắc ống, gây nổ.
Việc vệ sinh dàn ngưng vì bụi bám nhiều cũng nên mời thợ về xử lý. Nếu
tủ lạnh không đông đá, hoặc đá đóng tràn cả ngoài khay đá, hoặc tủ không
có hơi lạnh, cần đưa tủ đến những cơ sở sửa chữa có uy tín.
Theo anh Trần Văn Minh, nếu gia đình nào dùng tủ lạnh đã cũ, nên
thường xuyên kiểm tra ổ cắm điện và nguồn điện để tránh quá tải và cháy
nổ. Nơi nào điện chập chờn cần sử dụng ổn áp. Khi mất điện hoặc cần lau
chùi tủ lạnh, phải rút dây ra khỏi ổ cắm, xong phải để tủ nghỉ 10 – 20
phút hãy cắm điện lại.
Phát nổ do áp suất hệ thống quá cao
Các vụ nổ đều làm chủ nhà bị thương, sập tường nhà, hư hỏng nhiều đồ đạc
bởi sức công phá của tủ lạnh bị nổ như một quả bom nhỏ. Những chiếc tủ
lạnh bị nổ có nhãn hiệu khá nổi tiếng: Vụ nổ tủ lạnh ở TPHCM mang nhãn
hiệu Samsung, 2 ngăn, màu xám; vụ nổ ở Lâm Đồng là tủ lạnh Hitachi, loại
120 lít.
PGS.TS Hoàng Dương Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà
Nẵng, chuyên gia điện lạnh nhận định: “Tủ lạnh bị nổ thường có nguyên
nhân chính là áp suất hệ thống quá cao. Đầu tiên là tắc ống mao (đoạn
ống có đường kính nhỏ nối giữa dàn ngưng tụ và dàn lạnh), thường do tắc
bẩn hay tắc ẩm (khi phin lọc hỏng). Hoặc có thể do dàn ngưng bị bám bẩn
nhiều nên khả năng làm mát kém dẫn đến áp suất cao. Ngoài ra, cũng có
thể do máy nén trong tủ lạnh gia đình là loại kín, nên các cuộn dây điện
có thể bị chập, chạm gây ra tia lửa điện và cháy dầu máy nén”.
PGS.TS Hoàng Dương Hùng cho biết thêm, nguyên nhân gây nổ tủ lạnh gia
đình như trên thường chỉ xảy ra với những tủ lạnh đã quá cũ, hệ thống
bảo vệ đã hỏng hoặc do đã sửa chữa (thay gas) nhiều lần, nên có cặn bẩn
hoặc ẩm trong hệ thống. Cũng có thể do sửa chữa hàn xì nhiều lần, cặn
bám trong đường ống, gây tắc ống mao nối từ phía sau dàn ngưng đến dàn
bay hơi. Còn tủ lạnh mới thì rất khó xảy ra hiện tượng nổ.
Theo anh Trần Văn Minh, thợ sửa điện lạnh lâu năm trên phố Lý Nam Đế, Hà
Nội thì nguyên nhân dẫn đến nổ bình gas tủ lạnh có thể do máy nén bị
chập điện làm gas bắt lửa gây ra cháy hoặc nổ. Cũng có thể do điện áp
tăng đột ngột, máy nén liên tục đưa hơi gas vào dàn nóng, làm tăng áp
suất của gas, dẫn tới phát nổ.
Các tin bài khác:
>>tính năng ưu việt của máy giặt LG WF-S8019SR
>>Tủ lạnh và những tác hại với sức khỏe
>>Tư vấn lựa chọn và sử dụng máy giặt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét